Trà đạo Nhật Bản trong dòng chảy lịch sử trà thế giới
Trà đạo Nhật Bản xuất hiện từ rất sớm. Nhật là một trong những nước đầu tiên sử dụng trà làm thức uống. Người dân xứ phù tang đã tự thưởng cho mình những giây phút bình yên bên bàn trà để có thể quên hết nhọc nhằn, xô bồ của cuộc sống mà hòa mình vào một nét văn hóa rất xưa của dân tộc.
Sự hình thành và hoàn thiện của trà đạo Nhật Bản qua từng thời kỳ
Trà đạo trong tiếng nhật được gọi là Chanoyu. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa tinh thần thiền của Phật Giáo với cách thưởng trà. Người Nhật đã biến nó thành một nét văn hóa, tinh thần đặc trưng và nổi tiếng nhất của đất nước. Nghĩ đến trà đạo, nhiều người nghĩ đến một loại hình thưởng thức ẩm thực rườm rà. Nhưng chính những giây phút đó, con người mới có thể tĩnh lặng để cảm nhận được vị ngọt dịu của trà tan trong tâm hồn mình.
Khi mới du nhập vào Nhật, trà được xem như dành riêng cho giới quyền quý. Đến tận thế kỷ thứ 16, nghi lễ thưởng trà mới được nhà sư Sen no Rikyu hoàn thiện các nghi thức và phổ biến. Điều quan trọng nhất của việc thưởng trà là thư giãn, bỏ lại tất cả những vất vả, lo toan để hòa mình vào buổi trà đạo.
Cách thức pha trà của người Nhật
Việc đầu tiên là chuẩn bị nước. Khi pha trà không dùng nước đang sôi, mà chỉ dùng nước trong khoảng 80 đến 90 độ C. Các dụng cụ thưởng trà phải được làm sạch qua nước nóng rồi lau lại với khăn sạch. Việc pha trà khá cầu kỳ, đòi hỏi người pha phải được đào tạo để cho ra những tách trà đạt yêu cầu. Pha trà thành nhiều lần, mỗi lần sử dụng độ nóng của nước khác nhau. Mỗi lần pha chỉ vừa đủ cho một lần rót.
Đối với nhiều người, rót trà là một nghệ thuật mãn nhãn và đầy lôi cuốn. Trà được rót nhanh qua các ly, rồi rót ngược lại. Cách này giúp trà đồng đều, vừa phải. Suốt quá trình, khách thưởng trà ngồi chiêm nghiễm và thư giãn, cảm nhận sự tận tâm mà gia chủ gửi gắm vào từng ngụm trà thơm. Đáp lại, khi uống trà phải thật bình tĩnh, không vội vã.
Khách từ tốn nhận chén trà bằng hai tay, xoay nhẹ một vòng. Tận hưởng tiếng chạm nhẹ giữa các trà cụ, ngửi mùi trà thơm, ngắm nước trà sóng sánh trong từng tác. Để rồi thưởng cho khướu giác của mình mùi thơm thật dịu dàng từ li trà ấm nóng, và cho vị giả chạm vào vị trà đắng nhẹ đầy thi vị. Khi uống trà, người Nhật thường dùng kèm một số loại bánh ngọt thơm ngon.
Và những triết lí đậm chất thiền trong chén trà
Bốn điều cốt lõi làm nên trà đạo Nhật Bản đó là Hòa, Kính, Thanh và Tịnh. Hãy nghĩ đến chúng trong lúc uống trà theo cách đơn giản nhất. Hòa là sự bình đẳng giữa những người uống trà, không cao sang, không hèn kém. Hòa cũng là sự hòa hợp với thiên nhiên, được thể hiện qua cách chủ nhà bài trí trà thất. Kính biểu hiện sự tôn trọng người thưởng trà, tôn trọng trà và từng dụng cụ qua cách nâng niu chén trà. Nó cũng là sự trân trọng từng khoảnh khắc trong cuộc sống, những giây phút không dám mong sẽ gặp nhiều trong tương lai. Thanh là sự thanh khiết, cái tinh chất vốn quý của trà. Cũng là sự thanh cao trong tâm hồn con người khi thưởng trà. Tịnh là thanh tịnh, điều mà con người đạt được trong lúc thưởng thức trà.
Có thể thấy trong dòng chảy lịch sử trà đạo Nhật Bản được hoàn thiện và phổ biến khá muộn. Nhưng suy cho cùng, cũng là một đạo hướng con người đến sự bình an, thanh tịnh trong tâm hồn.