Thương hiệu trà Shan đang ở đâu trên thị trường Việt Nam

  • 6 Tháng Ba, 2018

Trà shan tuyết cổ thụ là một trong những loại trà quý trong thập đại danh trà Việt Nam. Nhưng hiện tại loại trà này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mực. Thương hiệu trà Shan đang ở đâu trên thị trường Việt Nam là câu hỏi nhiều doanh nghiệp trà có tâm đang trăn trở.

Địa danh Tà Xùa, huyện Bắc Yên – Sơn La nằm ở độ cao gần 2000 m so với mực nước biển là một địa danh nổi tiếng với những màn mây dày đặc. Nơi đây cũng làm nên thương hiệu trà Shan thơm ngon với hương vị đặc trưng do được dung dưỡng ở điều kiện khí hậu tuyệt vời. Vậy nhưng, trà Shan có thật sự được nhiều người tiêu dùng biết đến hay không? Một trong thập đại danh trà Việt Nam có phải đang dần mai một? 

Nhọc nhằn giữ lại rừng chè trong sương mờ bao phủ

Bắc Yên (Sơn La) và Văn Chấn (Yên Bái)  là hai vùng nguyên liệu chè cổ thụ tự nhiên lớn nhất cả nước. Tại Bắc Yên, nổi tiếng nhất là chè cổ thụ Tà Xùa. Còn ở Yên Bái phải kể đến chè Suối Giàng. Nhưng chè Shan không chỉ có riêng ở suối Giàng mà còn có ở rất nhiều địa phương khác. Nhiều xã vùng cao khác của huyện Văn Chấn cũng có loại trà này. Có thể kể đến các xã: Nậm Mười, Nậm Búng, Suối Quyền, Gia Hội, Suối Bu…

Tuy là một loại trà có hương vị thiên nhiên và thơm ngon, nhưng trà Shan cũng trải qua lắm nhọc nhằn mới giữ được quy mô để đến với người tiêu dùng như thời điểm hiện tại. Những năm qua, chính quyền địa phương huyện Văn Chấn đã vận động và hỗ trợ hết sức để người dân có điều kiện chăm sóc, cải tạo và mở rộng diện tích chè Shan. Tuy nhiên, để có thể giữ vững và làm thương hiệu trà Shan thêm lớn mạnh, người dân sẽ phải vượt qua không ít nhọc nhằn, chông gai.

Nhìn cảnh những cô gái người Mông, Dao đứng thoăn thoắt hái lá chè mới nhận ra sự nâng niu và gắn kết của người dân nơi đây với cây chè Shan nổi tiếng. Những rễ chè lan sâu vòng lòng núi, lẫn vào rừng sâu như bện chặt lấy cái tình của con người và trời đất.

Sản phẩm nông sản chất lượng cao

Trước đây, chè Shan được người Mông thu hái và làm khô bằng hình thức thủ công. Khi vào chính vụ, bà con thu hái được rất nhiều nhưng không bảo quản được hoàn hảo. Đồng thời, những thương lái cũng ép giá, khiến mỗi kg chè khô chỉ được giá từ 200 cho đến 400 nghìn. Chênh lệch rất nhiều so với giá bán sản phẩm này ở các đại lí, địa điểm phân phối không chính thức. Từ đó dẫn đến thiệt thòi cho người đồng bào và cả người mua. Bởi lẽ những sản phẩm này không thể truy xuất được nguồn gốc chính xác, dẫn tới việc thường xuyên bị lẫn với những sản phẩm kém chất lượng trên thị trường Việt Nam.

Nhận thấy đây thực sự là một loại nông sản chất lượng cao có thể làm thay đổi nguồn sống của người dân, địa phương đã quyết chí xây dựng dự án bảo tồn trà Shan và phát triển thương hiệu. Ban lãnh đạo đã cùng chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy chế biến, để giúp đỡ và hợp tác với người dân.

Công nhận nhãn hiệu tập thể cho chè shan tuyết cổ thụ Tà Xùa là một trong những bước đi mà Shanam – Shanvie dùng để khẳng định nguồn gốc và chất lượng sản phẩm nơi đây. Việc hợp tác giữa chính quyền – doanh nghiệp và người dân giúp cho đồng bào dân tộc Mông nơi đây có thêm nguồn sinh kế. Đồng thời, giúp thị trường trà của Việt Nam có thêm một loại trà chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng.

Giữ gìn và phát triển thương hiệu

Không ngừng thay đổi và học hỏi, huyện Bắc Yên đã từng bước xây dựng nhãn hiệu tập thể chè Tà Xùa với sự giúp đỡ tận tâm của những nhà đầu tư. Đến thời điểm hiện tại, Shan Tuyết cổ thụ là một trong những sản phẩm trà cao cấp trên thị trường, nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng. Đây chính là bước tiến lớn trong nỗ lực cải thiện đời sống của người dân địa phương và đưa sản phẩm tuyệt vời này đến với cả nước.

Tin liên quan