Tại sao cần có chè trong lễ thách cưới của người Việt?

  • 4 Tháng Ba, 2018

Đám cưới vốn là một dịp trọng đại với nhiều nghi lễ khác nhau. Chè trong lễ thách cưới góp một phần không nhỏ để làm nên và hoàn thiện những nét đẹp vốn có trong ngày trọng đại này. Tùy theo phong tục và tập quán riêng của từng địa phương, yêu cầu về lễ vật cũng khác nhau. Tuy nhiên, dù ở vùng miền nào cũng mang những điểm đặc trưng nhất định. Chè là một món lễ vật không thể thiếu được trong ngày này. Hãy cùng xem ý nghĩa của chè trong lễ thách cưới là gì.

Lễ thách cưới của người Việt Nam

Vốn được coi là một tục lệ lạc hậu, “làm khổ” cả nhà trai và nhà gái. Nhưng gần đây, nhờ những thay đổi tích cực nên tục lệ này đã trở nên dễ chịu và nhận được cái nhìn thiện cảm hơn từ mọi người.

Trước đây, khi muốn làm đám cưới nhà trai bắt buộc phải lo được những thứ nhà gái “thách”. Có nhà dễ tính, có nhà khó tính đòi hỏi quá nhiều từ vòng xuyến, hoa tai, tiền bạc… Nhiều nhà nghèo phải vay nợ để lo tiền thách cưới, rồi sau đó món nợ lại trở thành gánh nặng cho đôi vợ chồng trẻ. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều cặp đôi túng thiếu, tình cảm vợ chồng, thông gia cũng vì thế mà sứt mẻ.

Hiên nay, khi cuộc sống thay đổi lễ thách cưới cũng biến chuyển cho phù hợp với thời đại. Nó chỉ còn là hình thức, như sự đáp đền, cảm ơn của chàng rể mới với cha mẹ vợ. Để tỏ lòng biết ơn với công sinh thành, dưỡng dục của hai người dành cho vợ mình. Những đồ thách cưới đều khá đơn giản, mang tính hình tượng nhiều chứ không quá nặng nề như xưa.

Ý nghĩa của chè trong lễ thách cưới

Vốn là một lễ vật không thể thiếu trong bất kì nghi lễ nào, chè có ý nghĩa rất lớn trong văn hóa của người Việt Nam. Trong tráp ăn hỏi, lễ vật lễ thách cưới đều có chè. Tùy theo điều kiện của hai nhà mà chọn loại trè đắt rẻ khác nhau. Sau khi nhận lễ từ nhà trai, nhà gái sẽ dùng những lễ vật đó để đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên. Còn đâu thì mời bà con lối xóm.

Đây chính là một lời xin phép của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Nhờ thế, đám cưới của đôi trẻ được chứng giám và phù hộ bởi tổ tiên sẽ diễn ra vui vẻ, hạnh phúc. Vị đắng chát sau đó chuyển sang ngọt của chè cũng tượng trưng cho cuộc đời của đôi vợ chồng, từ những ngày vất vả cho đến ngọt bùi sung sướng về sau. Mùi thơm của trà cũng góp phần làm thêm màu sắc, cho cuộc hôn nhân thêm phần viên mãn.

Nhờ những ý nghĩa quan trọng của mình, chè là một lễ vật không thể thiếu trong tiệc thách cưới. Cùng với những món lễ vật biểu trưng khác như rượu, bánh, tiền đen, cau… chè đã góp phần giữ gìn một nét văn hóa rất riêng của dân tộc.

 

Tin liên quan