Khám phá văn hóa: Trà có ý nghĩa thế nào trong đời sống Người Việt?

  • 1 Tháng Một, 2018

Thưởng trà là một nét văn hóa mang đậm nét Á Đông, rất ưa chuộng tại các quốc gia Châu Á. Và nhắc tới trà đạo không thể không nhắc tới các nước: Nhật Bản, Trung  Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam. Đó là những quốc gia được xem như cái nôi của văn hóa trà  đạo. Vậy Trà trong đời sống người Việt có ý nghĩa thế nào?

Văn Hóa và lịch sử của trà Việt

Văn hóa trà Việt đã được hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ 9. Văn hóa trà Việt như một nếp sinh hoạt đẹp ăn sâu vào tiềm thức người Việt, đặc biệt hơn khi vào mỗi dịp tết đến xuân về. Mỗi độ Xuân về hay tiết Trung thu, các tao nhân mặc khách lại tụ họp cùng nhau thưởng trà, ngắm trăng, bình thơ. Mời trà và dùng trà cũng là cách để kiếm tìm tri kỷ, kết mối thâm giao .

Từ xưa đến nay, trà là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt. Có thể nói, trong mỗi gia đình Việt không thể thiếu một bộ ấm pha trà. Thay vì “miếng trầu là đầu câu chuyện”  thì một chén trà cũng thể hiện sự niềm mở đón tiếp của gia chủ đối với vị khách đến thăm nhà.

Văn hóa trà Việt có thể thưởng thức sự thanh tịnh suốt bốn mùa xuân-hạ-thu-đông, khắp từ bắc đến nam. Từ người làm công việc cao sang đến những người nông dân hoặc bậc trí sĩ, dù lễ tết hay hiếu hỉ, người Việt đều uống trà, mời trà. Trà không còn chỉ là một thức uống mà đã trở thành một nét văn hóa trà Việt.

Trà Việt – văn hóa hay một phần của đời sống?

Trà Việt không chỉ là văn hóa mà còn là một phần trong đời sống người việt.  Khi thưởng thức trà: không  phân biệt sang hèn, lớn bé. Chỉ có ấm trà nóng và vị trà tinh túy ngọt hậu ở giữa tất cả mọi người. Sự khác biệt có chăng đến từ cách uống trà và trường hợp uống trà mà thôi.

Cách uống trà và loại trà được sử dụng cũng phụ thuộc rất nhiều vào người thưởng trà. Chốn cung đình xưa, các ông vua bà chúa xưa thưởng trà rất cầu kỳ và công phu, trà được ủ từ hôm trước, nước pha trà được hứng từ những giọt sương trên búp sen vào sớm hôm sau. Khi pha xong, trà được rót ra tách sứ long phụng, dâng bằng hai tay.

Ở chốn Thiền môn, trà được xem như vật phẩm tĩnh toạ. Cách uống trà của Thiền môn thể hiện rõ nét những triết lý tu học qua bốn chữ: Hòa (sự hòa hợp của thiên nhiên và con người), Kính (kính trọng sự tồn tại của vạn vật), Thanh (sự thanh khiết của vật chất và tinh thần), Tịnh (sự bình an của tâm hồn).

Trà Việt đã có hơn bốn ngàn năm và ăn sâu vào trong đời sống người Việt. Chắc hẳn trong mỗi con người Việt Nam sẽ thấp thoáng hình ảnh: giếng nước, cây đa, sân đình, chõng tre bên cạnh có thêm ấm trà nóng. Chén trà lúc này bỗng hóa thân thành sợi dây gắn kỉ niệm và cộng đồng làng xóm và trở thành ký ức không thể nào quên.

 

Tin liên quan