Khác biệt trong văn hóa thưởng trà Đông – Tây
Văn hóa thưởng trà vốn được coi là một biểu tượng của văn hóa phương Đông. Nhưng hiện nay trà đã phổ biến của mình trên toàn thế giới và tạo thành những nền văn hóa trà riêng biệt.
Trà trong đời sống phương Đông
Với người phương Đông, trà thực sự là một phần cuộc sống. Khởi thủy là một lá thuốc, sau đó đã trở thành thức uống thống trị trong văn hóa lâu đời. Nghi thức uống trà được hấp thu rõ nét nhất ở những nước thuộc khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Trà xuất hiện như thức uống hàng ngày của những nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc hay Nhật Bản. Người ta xem việc mời trà như điều cần thiết để bắt đầu một câu chuyện.
Trong đám cưới, mọi người thường tặng cho đôi tân hôn trà với ngụ ý chúc đôi uyên ương sống thọ và chung thủy bên nhau. Ngay cả khách mời cũng được đãi trà với hàm ý chúc nhau hạnh phúc.
Sự khác biệt giữa văn hóa thưởng trà Phương Đông và Phương Tây
Trà được du nhập vào phương Tây khoảng thế kỷ 13 và rộ lên từ thế kỷ 17. Cho đến nay các nước phương Tây, đặc biệt là khu vực Tây Âu đã hình thành một nền văn hóa thưởng trà riêng biệt và độc đáo.
Người phương Đông thường uống trà lúc sáng sớm, người phương Tây thích uống trà chiều đến mức hình thành cả văn hóa trà chiều đặc trưng. Tuy vậy, hàm ý chung của những buổi thưởng trà vẫn là tạo không gian thư thái, cho tâm mọi người lắng lại sau những giờ mệt nhọc thường ngày.
Điều khác biệt nhất trong cách thưởng trà Đông – Tây chính là hương vị. Nếu người phương Đông thích cái tự nhiên, vị thuần khiết nhất của trà thì phương Tây lại chuộng thêm đường, sữa để làm vị trà ngọt ngào. Ở những nước như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, mọi người còn thêm một chút mứt trái cây vào trà để làm dậy mùi thơm và ngậy.
Tuy có nhiều khác biệt về văn hóa, nhưng trà đã trở thành một thức uống quan trọng, thật sự có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Hình ảnh ấm trà thơm tỏa khói với một đĩa bánh ngọt đã trở nên quen thuộc đến vô cùng.