Trà móc câu là gì? Có mấy cách tạo hình chè?
Dù cùng là cây chè nhưng với mỗi địa hình trồng với điều kiện khí hậu riêng biệt sẽ cho ra sản phẩm có chất lượng khác nhau. Vậy trà móc câu là gì? Nó có những đặc điểm gì đặc biệt để có tên gọi độc đáo và được nhiều người yêu thích đến thế? Ta hãy cùng tìm hiểu về thứ đặc sản của vùng đất Thái Nguyên này nhé.
Đặc điểm của trà móc câu
Tên gọi của mỗi loại trà thường được đặt dựa vào những đặc điểm khác biệt của nó. Điều đó giúp cho việc nhận biết sản phẩm trở nên dễ dàng hơn, từ đó tạo được ấn tượng với người dùng. Tên gọi móc câu được đặt dựa trên những đặc điểm của loại trà này là: cánh trà nhỏ và săn uốn cong con giống như hình chiếc móc câu, búp đều tăm tắp, khi đưa trà lên ngửi thấy có mùi hương nhẹ nhàng của cốm, có màu xanh hơi mốc. Còn có những người gọi là trà mốc câu bởi màu của lá trà giống với những tác mốc bám trên các thân cây cổ thụ.
Loại trà đặc biệt này được chế biến từ những búp trà non đẹp nhất của cây chè. Khi lá đạt đủ điều kiện 1 tôm, 1 lá thì người dân bắt đầu thu hái. Việc thu hoạch búp chè được thực hiện vào buổi sáng sớm của những ngày không mưa, không nắng gắt. Điều này giúp sản phẩm không phải chịu những tác động xấu từ điều kiện môi trường. Thời tiết luôn là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng trà thành phẩm, vậy nên cần lưu ý đến thời tiết và mùa vụ thu hái. Thời tiết có mưa nhiều thì trà sẽ nhạt, không ngọt. Còn thu hái vào tiết nắng gắt thì sản lượng kém, trà chát và đỏ.
Trà móc câu ngon nhất khi được thu hái và chế biến vào mùa thu. Tiết trời mát mẻ ổn định không mưa nhiều, nắng gắt sẽ giúp trà thành phẩm đạt được độ ổn định với mùi cốm non thoang thoảng, ngọt sâu và có màu nước sánh vàng thu hút.
Có mấy cách tạo hình chè
Có 2 cách tạo hình chè thường được sử dụng trong sản xuất là tạo hình bằng máy và tạo hình bằng tay.
Ở thời điểm hiện tại khi máy móc đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều thì việc tạo hình chè bằng phương pháp thủ công được rất ít người sử dụng. Phương pháp này thấy nhiều ở sản phẩm trà Shan tuyết cổ thụ Tà Xùa, người dân vẫn hái, sao và tạo hình cho chè bằng tay theo phương pháp cổ truyền. Điều này giúp giữ lại hương vị và hình dáng tự nhiên nhất của sản phẩm.
Với việc sử dụng máy móc hiện đại, việc tạo hình chè trở nên dễ dàng hơn. Sản phẩm cũng nhờ đó mà đạt được sự đồng đều về khối lượng và hình dáng. Trong quá trình thực hiện, máy sẽ tiến hành vò nén, siết và sấy để tạo hình dáng cho thành phẩm.
Với những sản phẩm có hình dạng viên tròn như trà ô long thì máy tạo hình sẽ giúp tăng mỹ quan cho thành phẩm. Đồng thời, dễ dàng bảo quản hơn so với việc tạo hình bằng tay. Mọi người cần theo điều kiện và sản phẩm mà lựa chọn cách phù hợp nhất.