Đào, trà Tây Bắc, Rượu Vang… và điều không thể thiếu ngày Xuân

  • 19 Tháng Hai, 2018

Tết và những điều không thể thiếu ngày xuân đã làm nên những phong tục đặc biệt của người Việt. Dịp đầu năm, Tết đến xuân về là dịp lễ lớn nhất trong năm, là cơ hội để mọi người ngồi lại bên nhau, sum vầy sau những ngày làm việc vất vả. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ngày Tết và những điều đặc trưng của nó nhé.

Hoa đào, trà Tây Bắc và Rượu vang

Từ lâu, hoa đào vốn là biểu tượng đặc trưng và lớn lao nhất của mùa xuân Việt Nam. Hình ảnh cành đào với những cành đảo nở bung khoe sắc hồng tươi thắm bên những nụ đào e ấp đã quen thuộc trong dịp Tết đến. Ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này ở bất kì đâu, từ những phong bao lì xì cho đến những kênh truyền hình nổi tiếng. Hình ảnh cành đào và hộp trà Tây Bắc luôn xuất hiện cùng nhau để tô điểm cho ngày xuân thêm phần ấm áp.

Rượu vang vốn xuất hiện ở Việt Nam chưa lâu, nhưng đã nhanh chóng được người dân đón nhận và sử dụng rộng rãi trong dịp mừng năm mới. Hai loại vang đỏ và vàng thực sự được ưa chuộng với ý nghĩa cầu chúc sự may mắn và giàu sang cho những người thân yêu.

Và những điều không thể thiếu trong ngày xuân

Nhắc đến phong tục đón năm mới của người Việt, không thể bỏ sót một trong hai điều: ẩm thực và nghi thức.

Mâm cỗ Tết của người Việt

Mâm cỗ ngày Tết không chỉ là một bữa ăn, nó còn là lòng thành của con cháu dâng lên tổ tiên trong những ngày năm mới. Điều quan trọng nhất trong mâm là phải có nhiều món ăn đặc trưng được bày biện đẹp mắt, hấp dẫn thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực. Những món ăn thường có là: Bánh chưng, bánh tét, mứt, gà luộc, giò thủ, dưa kiệu, nem rán… Tuy mỗi miền có phong tục khác nhau nhưng đều có thêm rượu vang và trà vừa để cúng tổ tiên, vừa để cùng nhau hàn huyên nhân dịp năm mới.

Tục trưng đào, quất, mai

Màu hồng tươi sáng của đào, màu vàng của quất trên những tán là xum xuê và màu vàng rực của mai chính là màu sắc không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Nếu ở miền Bắc chuộng đào quất thì khí hậu miền nam lại phù hợp với hoa mai. Những loại cây này vừa tạo không khí vui tươi, vừa có ý nghĩa xua đuổi tà ma, đem lại may mắn, vinh hiển cho gia đình.

Mừng tuổi đầu năm

Sáng mồng 1 Tết là thời điểm con cháu ngồi lại quây quần và chúc thọ ông bà, bày tỏ sự kính trọng, lòng hiếu thảo với người lớn tuổi. Trẻ em sẽ nhận được những phong bao đỏ chứa tiền bên trong với ý nghĩa “mừng tuổi” chúc trẻ hay ăn chóng lớn, học hành tấn tới. Trước kia, thường không được mừng tuổi người lớn tuổi hơn mình. Nhưng hiện nay, quan niệm của dân tộc đã trở nên cởi mở hơn. Những người trẻ có thu nhập có thể mừng tuổi ông bà, cha mẹ với lời chúc sức khỏe và sống lâu trăm tuổi.

Xin chữ

Đây là một nét đẹp rất riêng trong văn hóa Việt Nam, nó thể hiện sự hiếu học, trọng chữ nghĩa và tri thức. Mọi người sẽ tìm đến những người cao niên để xin những chữ mang nghĩa tốt đẹp như Phúc, Lộc, Nhẫn, Đức… để mong năm mới may mắn, như ý. Nét chữ hoa mỹ bằng mực tàu trên giấy đỏ mang lại không khí trang trọng và ý nghĩa tinh thần to lớn cho mọi người trong ngày Tết cổ truyền.

Đi chùa cầu bình an

Là một hoạt động tâm linh không thể thiếu, người dân thường đi chùa trong ngày đầu năm để cầu bình an, may mắn cho cả gia đình. Thường sau bữa cơm tất niên, mọi người sẽ chuẩn bị lễ để đến chùa cầu phúc. Thay vì hái lộc, mọi người thường mua mía ngọt, hoa hải đường hay cành phất lộc để mang về nhà cầu may mắn. Nhiều người cầu kì thì thực hiện những chuyến du xuân, đi đến những điểm hành hương nổi tiếng để cầu tài, cầu lộc.

Ngoài những điều kể trên, phong tục đón năm mới của người Việt còn được hình thành bởi nhiều nghi lễ khác nhau. Những điều đó đã tạo nên những mùa xuân ý nghĩa và riêng biệt của toàn dân tộc.

 

Tin liên quan